Đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chiếu sáng cuộc sống hàng ngày của con người, tủ điện điều khiển chiếu sáng đang phát huy tốt những công dụng mà sản phẩm này mang lại. Hãy đọc bài viết dưới đây của Bến Thành để hiểu rõ hơn về dòng sản phẩm này nhé.
Bảng giá tủ điện điều khiển chiếu sáng
Trong những năm gần đây, tiến trình phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam diễn ra rất nhanh và quy mô ngày càng được mở rộng. Để góp phần vào sự phát triển đô thị một cách bền vững, không thể thiếu sự góp mặt của một sản phẩm ở bất cứ khu đô thị nào, đó là tủ điều khiển chiếu sáng. Hiện nay nhu cầu sử dụng tủ điện điều khiển chiếu sáng cho đèn đường, đèn sân vườn với những mục đích điều khiển khác nhau nên tủ điện chiếu sáng cũng có các mức giá khác nhau.
Dưới đây là bảng giá tủ điện điều khiển chiếu sáng cho đèn đường, đèn sân vườn thường được các công trình hay lắp đặt.
TỦ ĐIỀU KHIỂN CHIẾU SÁNG | ĐVT | TỦ/VNĐ |
Tủ điện chiếu sáng lắp sẵn 15kW cho nhà hàng, quán cafe, sân vườn… | Bộ | 2.500.000 |
Tủ điện điều khiển chiếu sáng trong nhà | Bộ | 7.000.000 – 15.000.000 |
Tủ điện điều khiển chiếu ngoài trời | Bộ | 18.000.000 – 30.000.000 |
Tủ điện điều khiển chiếu sáng hệ thống đèn nhà máy, nhà xưởng | Bộ | 15.000.000 – 25.000.000 |
Bảng giá trên là khung giá tủ điều khiển chiếu sáng để quý khách tham khảo, tuỳ thuộc vào yêu cầu điều khiển chiếu sáng, các thiết bị lắp cho tủ điện mà mức giá có thể thay đổi, quý khách hãy liên hệ trực tiếp đến Bến Thành để được kỹ thuật nhận yêu cầu, tư vấn báo giá chi tiết nhất.
Thông số kĩ thuật cơ bản của tủ điện điều khiển chiếu sáng
- Đáp ứng tiêu chuẩn: IEC 60439-1, IEC 60528
- Điện áp định mức: 220 – 240 / 380 – 415 VAC
- Dòng cắt ngắn mạch: 6kA – 50kA
- Tần số: 50 Hz – 60 Hz
- Dòng điện tối đa: 10 – 630 A
- Cấp bảo vệ: IP43 – IP55
- Độ tăng nhiệt tối đa: 50 độ C
Đặc điểm chung tủ điện điều khiển chiếu sáng
Tủ điện điều khiển chiếu sáng được chế tạo theo các tiêu chuẩn của Châu Âu, là thiết bị dùng để điều khiển hệ thống chiếu sáng đường phố, khu vực công cộng, siêu thị, trường học, nhà ga, trung tâm thương mại,… chứa các thiết bị đóng cắt và điều khiển hệ thống.
Đặc trưng dễ thấy nhất của tủ điều khiển chiếu sáng đó là thiết kế gồm 2 cấp độ bảo vệ bằng aptomat và cầu chì: bảo vệ quá dòng và bảo vệ đoản mạch. Tủ có khả năng điều khiển theo mạch vòng từ trạm điều khiển trung tâm. Vỏ tủ được sơn tĩnh điện màu xám, cách ly với nước và có thể được lắp các phụ kiện như: aptomat, công tắc tơ, đèn báo, đầu cốt,…
– Chế độ vận hành: Trung tâm, tự động, bằng tay.
+ Chế độ trung tâm: Điều khiển tập trung từ trung tâm, tự động báo lỗi về trung tâm điều khiển.
+ Chế độ điều khiển tự động: Thời gian hoạt động có thể đặt lại được (ví dụ: Buổi tối 18h-23h bật 100% số đèn, đêm khuya 23h-6h tắt bớt 2/3 số đèn, số đèn sáng 60% công suất định mức, giảm 40% công suất tiết kiệm điện. Ban ngày 6h-18h: Tắt toàn bộ đèn).
+ Chế độ điều khiển bằng tay: Dùng trong các trường hợp cần điều khiển trực tiếp.
– Vật liệu: Tôn tấm, thép chống sỉ, inox đạt tiêu chuẩn quốc tế.
– Bề mặt: Mạ kẽm hoặc sơn tĩnh điện RAL7032, RAL7033 và các màu khác theo yêu cầu khách hàng.
– Kết cấu: Tủ được thiết kế dạng khung, độ dày tole: 1.5mm – 2.0mm – 3.0mm.
– Kích thước: Chiều cao 450 – 2000mm, chiều rộng 400 – 1000 mm, chiều sâu 200 – 800 mm.
– Thiết bị đóng cắt: MCB, MCCB, CB, Contactor của các hãng có thương hiệu trên toàn quốc như Mitsubishi, Schneider, ABB, LS…
Các loại tủ điều khiển chiếu sáng
Căn cứu vào nhu cầu sử dụng của mình, các bạn có thể linh hoạt lựa chọn các loại tủ điện điều khiển sao cho phù hợp. Hiện nay, tủ điện điều khiển chiếu sáng được chia làm 3 loại dưới đây:
Tủ điều khiển chiếu sáng timer: Cho phép cài đặt thời gian bật/tắt đèn, gồm chế độ tự động và điều khiển bằng tay. Có thể cài đặt 3 khoảng thời gian trong ngày và thay đổi bằng cách đặt lại chế độ hẹn giờ của timer. Ưu điểm của tủ chiếu sáng Timer là chi phí đầu tư thấp, thao tác vận hành đơn giản, dễ dàng sử dụng. Thường timer được lắp sử dụng cho tủ điều khiển chiếu sáng đèn đường.
– Chế độ hoạt động của tủ điện: Tay hoặc tự động
– Thông số được cài đặt bằng: Timer / chiết áp
– Điều khiển hệ thống chiếu sáng bằng 3 cách:
- Bật/tắt hệ thống đèn chiếu sáng cho tất cả các bóng đèn hoạt động 100% công suất bóng, điều khiển bật/tắt 2 khoảng thời gian trong ngày.
- Điều khiển hệ thống đèn chiếu sáng tiết kiệm điện , điều khiển bật/tắt luân phiên 50% số lượng bóng đèn hoạt động 100% công suất, cài đặt 3 khoảng thời gian trong ngày.
- Điều khiển hệ thống đèn chiếu sáng tiết kiệm điện, điều khiển bật/tắt tất cả các bóng đèn với 2 chế độ sáng (1 phần bóng đèn sáng 100% công suất, 1 phần còn lại sáng cấp công suất thấp hơn), cài đặt 3 khoảng thời gian trong ngày.
Tủ điều khiển chiếu sáng PLC: Hoạt động qua 2 chế độ tự động và điều khiển tay. Linh hoạt thời gian và công suất của đèn, cho phép nhiều đầu ra điều khiển nhiều cụm đèn và điều chỉnh trang trí nhiều màu đèn.
Tủ điều khiển chiếu sáng truyền thống: Có chức năng tương tự như tủ PLC và còn được trang bị thêm phần mềm giám sát từ xa, tích hợp module truyền thông. Thế nhưng, chi phí đầu tư cho loại tủ này khá cao.