Quý khách có nhu cầu lắp đặt tủ điện điều khiển PLC hãy liên hệ ngay với Bến Thành để kỹ thuật nhận yêu cầu, tư vấn báo giá tốt nhất, đảm bảo cung cấp đúng yêu cầu tủ điều khiển mà quý khách cần:
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, việc vận hành máy móc thiết bị đã trở nên đơn giản hơn xưa rất nhiều. Trong đó, tủ điện điều khiển PLC là một ví dụ minh chứng cho điều này. Vậy sản phẩm đó có những đặc điểm gì, công dụng và nguyên lý hoạt động ra sao? Hãy cùng Bến Thành tìm hiểu ngay nhé.
Nhờ vào sự ra đời của các sản phẩm tự động hóa, quá trình vận hành máy móc không còn tốn nhiều nhân sự và làm thủ công như trước. Điều này nhằm hạn chế được rủi ro đến người lao động và cải mang lại hiệu quả công việc cao hơn. Đến nay, việc vận hành các loại máy móc, thiết bị, máy bơm đều đã được tự động hóa hoàn toàn, với sự góp mặt của sản phẩm tủ điều khiển PLC.
Tủ điện điều khiển PLC là gì
Đây là tủ điện được lập trình bởi phần mềm PLC, để có thể điều khiển tự động dành cho hệ thống máy móc công nghiệp theo yêu cầu của quy trình sản xuất. Vận hành và giám sát bằng cách thông qua nhân viên vận hành và thao tác qua màn hình cảm ứng.
Tủ điện điều khiển PLC ra đời giúp tăng năng suất lao động, tăng độ chính xác và nâng cao hiệu quả sản xuất một cách rõ rệt. Để thực hiện tự động hóa sản xuất, bên cạnh các máy móc cơ khí hay điện, các dây chuyền sản xuất…v.v, cũng cần thiết phải xuất hiện sự có mặt của các bộ điều khiển và giải phóng sức lao động con người. Tủ điều khiển PLC ra đời nhằm đáp ứng toàn bộ các yêu cầu trên.
Đặc điểm
Cấu tạo của tủ điện điều khiển PLC với thành phần chính là bộ điều khiển PLC. Trong đó, bọ điều khiển PLC có rất nhiều loại khác nhau đến từ nhiều thương hiệu nội tiếng như LS, ABB, Schneider, Mitsubishi, Siemens,… Nhờ vào chức năng của bộ điều khiển là tiếp nhận và sản xuất ra tín hiệu, đó là tín hiệu Analog. Từ đó, tủ điều khiển PLC hoạt động một cách rất thông minh, có thể sử dụng điều khiển theo Timer, PID, đếm,…
Từ các bộ điều khiển đó, người thiết kế điều khiển lấy tín hiệu qua các rờ le trung gian, tiếp điểm của contactor và rơ le nhiệt. Từ đó, điều khiển các loại bơm và động cơ theo yêu cầu của hệ thống điện đặt ra.
Thông số kĩ thuật cơ bản
- Kích thước: Tùy theo thiết bị cần điều khiển kích thước tủ sẽ khác nhau
- Vật liệu vỏ: Thép mạ kẽm, inox chống thấm nước
- Điện áp: 220VAC/ 24VDC
- Bộ điều khiển: PLC hãng Schneider, Mitsubishi, LS, Siemmen…
- Modul mở rộng: DO, DI, AO, AI …
- Nguồn điều khiển PLC: 24VDC
- Chế độ vận hành: Tự đông (Auto)/ Bằng tay (Manual)
- Màn hình hiện thị: HMI Touch
- Kết nối điều khiển từ xa: Kết nối với hệ thống
Chức năng
Nhờ vào sự thông minh từ các bộ điều khiển kể trên, nhà sản xuất thiết kế và chế tạo ra các tủ điều khiển PLC có một số chức năng chính sau:
– Điều khiển đóng ngắt (On/Off): được sử dụng trong việc đóng mở bơm, motor, động cơ …
– Điều khiển đếm (Counter): Được sử dụng điều khiển đếm số lượng
– Điều khiển theo thời gian (Timer): điều khiển đóng mở theo thời gian, chạy đảo tuần tự.
– Điều khiển biến đổi tần số (PID): điều khiển yêu cầu cao, biến đổi tần số để phục vụ các ngành xử lý nước, xử lý nước thải, điều khiển motor, động cơ …
Ngoài chức năng điều khiển tự động tại chỗ như trên, tủ điện điều khiển PLC còn được kết nối với hệ thống giám sát và điều khiển từ xa SCADA để giám sát và điều khiển máy bơm, động cơ. Chức năng này rất ưu việt khi sử dụng trong các ngành hóa chất độc hại hay các khu vực nguy hiểm như hầm lò …
Ưu điểm
Với ưu điểm nổi bật như việc lắp đặt tủ khá dễ dàng và nhanh chóng. Cùng với việc lập trình cũng không phức tạp nên người vận hành có thể dễ dàng sử dụng mà không cần phải am hiểu vể chuyên môn nghiệp vụ khi sử dụng tủ PLC. Ngoài ra, độ chính xác của tủ điện PLC rất cao, bạn có thể yên tâm trong quá trình vận hành và sử dụng.